6:00 - 20:00

Thứ 2 - Chủ nhật

0972.212.124

Gọi để được hỗ trợ tư vấn

Đào móng nhà


Móng nhà là kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm ở dưới cùng của ngôi nhà với các hình dạng, kích thước khác nhau để phù hợp với tính chất từng loại đất cũng như quy mô công trình. Móng nhà là phần trực tiếp chịu toàn bộ tải trọng của công trình, đảm bảo chịu được sức ép trọng lực các tầng và gia tăng sự kiên cố. Vì vậy mà tùy thuộc vào quy mô công trình và hiện trạng đất mà lựa chọn được loại móng phù hợp. Nhất là những công trình quy mô lớn, đặt nơi đất mềm thì móng phải có tiết diện lớn, sâu và chắc chắn.

Các loại móng nhà trong xây dựng
Mỗi vùng miền, mỗi vị trí đất đều có những loại đất khác nhau nên chúng phù hợp với những kiểu móng khác nhau. Hiện nay, trong xây dựng có những loại móng sau:
  • Móng bằng là loại móng có hình dạng một dải dài độc lập hoặc giao nhau thành hình chữ thập. Loại móng này được thi công bằng cách đào quanh khuôn viên công trình hoặc đào thành các móng song song.
  • Móng cọc là loại móng gồm cọc và đài cọc, được sử dụng để truyền tải trọng của công trình xuống lớp đất đá nằm phía dưới.
  • Móng tự nhiên là loại móng hình thành sẵn trong tự nhiên, thường được sử dụng ở những công trình có tải trọng thấp như nhà cấp 4.
  • Móng đơn là loại móng được hình thành bởi một hay một cụm cọc bê tông tập trung nhằm đỡ toàn bộ tải trọng của công trình.
  • Móng bè là loại móng nông được trải rộng trên khắp bề mặt công trình.


Một số lưu ý khi đào móng nhà
Khi đào móng nhà, các gia chủ cũng như chủ đầu tư cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo tiến độ thi công, chất lượng công trình cũng như giúp tiết kiệm chi phí.

  • Trước khi tiến hành đào móng nhà cần phải khảo sát thực trạng đất xây dựng để xác định loại đất và đưa ra phương pháp thi công phù hợp nhằm đảm bảo an toàn và kéo dài tuổi thọ của công trình. Bên cạnh đó, việc khảo sát còn nhằm tính toán sự thay đổi nước ngầm, nước mặt, cấu trúc địa tầng của khu vực,…
  • Tùy thuộc vào diện tích cũng như nhu cầu của gia chủ mà áp dụng biện pháp đào móng bằng thủ công hoặc bằng máy móc cho phù hợp. Dù là bằng biện pháp nào thì cũng cần phải đạt hiệu quả kinh tế, chất lượng làm việc và an toàn cho công trình cũng như người sử dụng.
  • Cần gia cố móng cho công trình liền kề trước khi đào móng để đảm bảo quá trình đào không gây ảnh hưởng đến xung quanh.
  • Độ sâu của móng không được sâu hơn công trình bên cạnh vì dễ gây lún, đổ. Trong trường hợp cần đào sâu để làm tầng hầm thì phải ép cừ và chống văng tránh nguy hiểm có thể xảy ra.
  • Nên đào móng khi trời khô nắng, tránh đào vào trời mưa nhất là mưa diễn ra trong thời gian dài vì sẽ làm ảnh hưởng đến móng nhà bên cạnh.
  • Độ sâu của móng cần phải được tiến hành giống với độ sâu đã có trong bản thiết kế tránh ảnh hưởng đến chất lượng của móng và giảm độ chịu tải.
  • Đào móng là công đoạn quan trọng không thể lơ là vì chúng giống như rễ cây giúp công trình được chắc chắn, bền vững trước mọi tác động của ngoại cảnh. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi về chi phí đào móng nhà sẽ giúp các gia chủ, chủ đầu tư xác định được phương pháp đào móng tốt nhất cho công trình của mình.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
KHOAN CẮT BÊ TÔNG HỮU KIÊN
Địa chỉ: Hưng Dũng, Vinh, Nghệ An
Hotline: 0972.212.124